Trang chủ » Những món ăn ngon, bài thuốc hay từ vừng đen

Những món ăn ngon, bài thuốc hay từ vừng đen

Vừng đen còn có tên gọi khác là mè, hồ ma nhân, chi ma, hồ ma… có vị ngọt, béo, tính bình và không có độc. Vừng chứa nhiều vi chất dinh dưỡng, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Dưới đây là một số món ăn ngon và bài thuốc chữa bệnh đơn giản từ vừng đen mời bà con tham khảo.

Chữa hen suyễn ở người cao tuổi:

Chuẩn bị gừng tươi 120g, mật ong và đường phèn mỗi thứ 100g, mè đen (sao) 250g. Đem gừng tươi giã, vắt lấy nước, sau đó trộn đều với mè và rang cho thơm. Trong khi đó, đun chảy mật ong và đường phèn, sau đó trộn chung với mè và bảo quản trong hũ kín. Mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng mỗi sáng.

Huyết áp cao:

Vừng đen, đậu xanh với lượng bằng nhau. Đem rang, nghiền bột. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần 50g. Uống với nước.

Chữa nổi mề đay:

Lấy đậu đen, vừng đen và táo đen mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 thang và uống đều đặn cho đến khi khỏi.

Chữa chứng đại tiện táo và mất ngủ do thận suy:

1 ít đường trắng, lá dâu 60g, hạch đào nhân 60g và vừng đen 20g. Đem tất cả dược liệu tán nhuyễn, sau đó thêm đường trắng vào. Chia thành 2 – 3 lần uống, sử dụng 1 lần/ ngày trước khi đi ngủ và dùng liên tục cho đến khi khỏi.

Chữa thiếu máu:

Câu kỷ tử và vừng đen mỗi thứ 15g, đảng sâm 30g, bạch thược và đương quy mỗi thứ 10g, thục địa 20g. Đem các vị sắc uống, ngày dùng từ 1 – 2 lần.

Chữa chứng tăng mỡ máu:

Gạo tẻ 30g, 1 ít đường trắng mè đen và quả dâu mỗi thứ 60g. Để đường trắng riêng, đem các nguyên liệu còn lại rửa sạch và giã nát. Sau đó cho 3 chén nước vào nồi nấu sôi, gia thêm đường trắng và đổ các nguyên liệu còn lại vào. Nấu cho đến khi chuyển sang dạng hồ và ăn khi còn nóng.

Chữa da nổi mề đay mẩn ngứa:

Đường trắng, vừng đen và rượu đế một lượng vừa đủ. Rang sơ mè đan, sau đó tán nhuyễn và thêm đường trắng vào. Mỗi lần 1 ít bột mè đen trộn với 2 thìa rượu đế, trộn đều và chưng cách thủy trong 20 phút. Dùng bài thuốc này sau khi ăn 2 tiếng hoặc dùng sáng khi bụng đói, ngày sử dụng 2 lần.

Chữa viêm thận mãn tính:

Đường trắng và mè đen một lượng vừa đủ. Rang chín mè đen, tán thành bột mịn và trộn đều với đường trắng. Mỗi lần dùng 1 thìa uống cùng với nước đun sôi, ngày sử dụng 2 lần.

Chữa viêm mũi mãn tính:

Lấy một ít dầu vừng đun sôi nhẹ trong vòng 10 – 15 phút. Sau đó để nguội và đổ dầu vào lọ sạch có nắp. Mỗi lần dùng 2 – 3 giọt nhỏ vào mũi (có thể tăng lên 4 – 5 giọt), thực hiện ngày 3 lần trong 14 ngày. Sau khi nhỏ nên hạn chế vận động trong 3 – 5 phút nhằm giúp dầu có thời gian đi sâu vào các niêm mạc bên trong mũi.

Chữa chứng táo bón và khó khăn khi đại tiện:

Chuẩn bị hà thủ ô đỏ, long nhãn, bá tử nhân, kỷ tử, quả dâu tằm mỗi vị 100g, 1 ít mật ong và vừng đen 200g. Đem các vị tán thành bột mịn, sau đó luyện với mật ong làm thành viên. Ngày dùng từ 10 – 20 viên hoặc có thể sắc thuốc uống.

Chữa chứng đau buốt chân tay:

Lấy hạt vừng đen 40g và rượu đem rang vừng cho thơm, sau đó tán bột và ngâm với rượu trong 1 đêm. Sau đó chia rượu thành nhiều lần uống và dùng liên tục trong nhiều ngày.

Những món ăn ngon, bài thuốc hay từ vừng đen 1

Trị thận suy yếu sớm: Mật ong, quả óc chó và vừng đen, mỗi thứ một lượng vừa đủ. Rang mè đen cho thơm và thêm quả óc chó vào, tán nhuyễn. Mỗi lần dùng 2 thìa uống với nước mật ong, ngày dùng 2 lần (sáng và chiều).

Chữa bệnh trĩ ra máu:

Đường đen 0.5kg và vừng đen 600g. Rang cháy mè đen sau đó trộn với đường, ăn trực tiếp, ngày ăn vài lần.

Trị chứng ho gà ở trẻ em: Lấy 50ml mật ong, đậu phộng 30g và mè đen 50g. Cho các nguyên liệu vào nồi, thêm nước và nấu thành canh. Ăn ngay sau khi canh chín, ngày dùng 1 lần và dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.

Giúp đẹp da và ngăn ngừa tóc rụng, bạc:

Dùng 500g vừng đen, đem phơi khô, sao cho chín, tác thành bột mịn và bảo quản trong lọ. Mỗi lần dùng 1 – 2 thìa cho vào bát, thêm đường phèn và đổ nước sôi vào khuấy thành chè.

Chữa đầy chướng bụng và ăn không tiêu:

Giã nát vừng đen và đem nấu với cháo, thêm 1 vỏ quýt khô (trần bì). Khi ăn, nêm nếm cho vừa miệng, dùng 2 – 3 lần là khỏi.

Trị thiếu sữa ở phụ nữ sau khi sinh:

Chuẩn bị gạo tẻ 50 – 60g và vừng đen 30g. Nấu nhừ thành cháo, ăn hằng ngày có tác dụng lợi sữa và hạn chế chứng táo bón sau khi sinh.

Hoặc tằm rang khô 10g (nghiền vụn) và vừng 30g (giã nhỏ). Sau đó trộn đều 2 nguyên liệu và cho thêm đường đỏ vào, đổ nước sôi, đậy kín trong vòng 10 phút. Dùng 1 lần/ ngày khi bụng đói.

Chữa tiểu ra đạm và viêm thận mãn tính:

Chuẩn bị vừng đen và quả óc hỗ mỗi thứ 500g, 1 ít táo đỏ. Dùng các nguyên liệu tán thành bôt mịn. Mỗi lần dùng 20g uống với nước, sau đó nhai thêm 7 quả táo, ngày thực hiện 3 lần.

Phòng ngừa cận thị:

Câu kỷ tử 30g, mè đen 50g và gạo tẻ 60g, thêm nước vào và nấu nhừ thành cháo, mỗi ngày ăn 1 lần khi cháo còn ấm.

Chữa chứng khí huyết cùng suy:

Lá vừng đen tươi 1 bó, rửa sạch và hãm với nước sôi, uống thay nước trà.

Chữa lưng đau gối mỏi và tay chân sức yếu:

Chuẩn bị bo bo, rượu, thục địa và vừng. Đem bọc dược liệu trong túi vải và ngâm với rượu trong 1 tuần và uống khi bụng đói.

Trị táo bón, tăng cường chức năng gan, thận và dưỡng da:

Lá dâu và mè đen bằng lượng nhau, 1 ít nếp. Nấu cháo nhừ và ăn hằng ngày.

Bài thuốc giúp lợi sữa:

Dùng 1 quả trứng gà, 1 ít muối ăn và 1 lượng vừng đen vừa đủ. Rang vừng cho thơm, sau đó tán nhuyễn và nêm thêm 1 ít muối. Đem trứng gà luộc chín và chấm với muối mè, ngày ăn 1 lần.

Hoặc chuẩn bị giò heo 2 -3 cái, gia vị và mè đen 250g. Đem mè đen rang và tán nhuyễn, mỗi lần dùng 15g uống cùng với giò heo hầm canh, ngày dùng 3 lần.

Chữa chứng mất ngủ, hay quên và suy giảm trí nhớ:

Chuẩn bị đường đen 0.5kg, nhân hạch đào 250g và vừng 250g. Cho đường đen vào nồi, thêm nước và nấu với lửa nhỏ cho đến khi đường chảy và keo lại. Sau đó cho quả óc chó và mè đen đã rang chín vào, trộn đều và đổ ra khuôn. Đợi nguội và cắt thành từng miếng nhỏ, mỗi lần dùng 15g, ngày dùng 3 lần.

Hỗ trợ điều trị sa tử cung:

Chuẩn bị ruột heo 300g, thăng ma 10 và vừng đen 150g. Rửa sạch ruột heo, bọc thăng ma trong túi vải, sau đó nhét vào ruột heo cùng với mè đen. Thêm nước vào nồi đất và hầm như ruột nhừ, bỏ thăng ma và nêm thêm gia vị vào. Chia thành 2 – 3 lần ăn, dùng hết trong ngày và sử dụng liên tục trong 3 tuần.

Chữa viêm đại tràng mãn tính:

Chuẩn bị 1 bát mật mía và mè đen 40g. Dùng 1 mè đen trộn đều với 1/3 thìa mật mía, dùng trực tiếp. Mỗi ngày uống 2 lần và sử dụng liên tục trong 30 ngày.

Chữa tăng huyết áp: Lấy giấm 30ml, mật ong 30g và vừng đen 30g. Trộn đều uống, ngày dùng 3 lần và dùng liên tục trong 3 ngày.

Chữa vết rết cắn: Dùng 1 ít mè. Nhai nhuyễn mè và đắp vào vết cắn.

Giảm buồn nôn và nôn mửa: Chuẩn bị 1 bát vừng đen. Giã nát vừng đen, sau đó thêm nước sôi vào để nguội. Ép lấy nước cốt và uống trực tiếp (hoặc pha thêm 1 muối).

Trị bỏng nước sôi nhẹ: Chuẩn bị 1 ít dầu mè hoặc 1 ít hạt mè đen. Giã nát mè đen và đắp lên chỗ bỏng hoặc thoa trực tiếp dầu mè ngay sau khi bị bỏng.

Chữa kiết lỵ mới phát: Ăn sống 30g mè đen/ ngày liên tục trong 3 ngày.

Đầu sớm bạc, tóc khô: Vừng, hà thủ ô (đã chế biến) lượng làm bằng nhau cùng xay thành bột, thêm mật ong vừa đủ quấy đều làm hoàn. Mỗi viên 6g. Ngày ba lần, mỗi lần một viên. Ắn sau khi ăn cơm. Dùng liền mấy ngày.

Chữa mụn nhọt, lở loét: Chuẩn bị 1 muỗng canh mè đen đem rang mè đen, sau đón tán nhỏ. Vệ sinh máu mủ trên nhọt với nước muối ấm, sau đó đắp bột mè lên vết nhọt. Thực hiện vài lần cho đến khi khỏi.

Trị thương hàn: Chuẩn bị 1 ít mè đen tươi. Ép mè đen láy 1 tách dầu, sau đó trộn đều với 1 lòng trắng trứng và ½ tách nước, khuấy đều các nguyên liệu và uống trực tiếp. Ngày dùng 1 lần và uống khỏi 3 – 4 lần là khỏi hẳn.

Trị lang ben trắng: Chuẩn bị 1 ít rượu và 1 ít dầu mè. Hòa rượu với dầu mè, uống mỗi ngày 3 lần và duy trì bài thuốc cho đến khi khỏi. Khi áp dụng bài thuốc, nên hạn chế đồ lạnh, tỏi, thịt lợn và thịt gà.

Trị tai ù: Chuẩn bị 1 ít dầu mè. Nhỏ một ít dầu mè vào bên trong tai, ngày nhỏ 2 – 3 lần và duy trì cho đến khi khỏi hẳn.

Giúp dễ ngủ và an thần: Chuẩn bị lá dâu non, hạt đỗ đen, hạt vừng đen và lá vông mỗi thứ 40g, lạc tiên và hạt muồng sao mỗi thứ 20g, vỏ núc nác (sao với rượu) 12g. Phơi khô các nguyên liệu, sau đó giã nhỏ và thêm đường vào, luyện với hồ làm thành viên (viên to bằng hạt ngô). Mỗi lần dùng 20g, ngày dùng 2 lần.

Giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường tuổi thọ và giúp da sắn chắc, mịn màng: Tiểu hồi 150g, gừng khô 30g, vừng đen 375g, đậu đỏ, đậu xanh và đậu tương mỗi thứ 700g, gạo tẻ 750g, muối tinh 30g, chè búp 500g và hoa tiêu 75g. Đem các dược liệu sao vàng, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 60 – 10g hãm với nước sôi uống, ngày dùng 1 lần..

Lưu ý

Thận trọng khi sử dụng vừng cho người âm suy và người bị dị ứng với dược liệu này./.

 

Bài viết liên quan

😭😭 CHUYỆN BUỒN CỦA GAN 😭😭

😭😭 CHUYỆN BUỒN CỦA GAN 😭😭

22/03/2024

😭😭 CHUYỆN BUỒN CỦA GAN 😭😭 Xin chào! Tôi là GAN – là một NGƯỜI CÂM. 🌺Bạn biết không? Khi bạn phát hiện ra rằng tôi bị đau rồi thì về cơ bản là đã quá muộn. ☘️Cứ 3′ tôi lại lọc máu cho toàn bộ cơ thể bạn 1 lần. ☘️20 lần 1giờ, 480 […]

CHỈ NHỜ… NGÓN TAY MÀ NGƯỜI NHẬT SỐNG LÂU NHẤT THẾ GIỚI

CHỈ NHỜ… NGÓN TAY MÀ NGƯỜI NHẬT SỐNG LÂU NHẤT THẾ GIỚI

05/02/2024

Không phải bỗng nhiên người Nhật sống thọ đến vậy… Bí kíp giúp người Nhật sống khỏe, sống thọ nhất thế giới! Tất cả bạn cần chỉ là 1 bàn tay!!! Tại Nhật Bản tồn tại một nghệ thuật cɦữɑ bệпh đã 5.000 năm tuổi. Đó là cách cɦữɑ lành cơ thể bên trong hoàn […]

AI CŨNG NÊN ĐỌC

AI CŨNG NÊN ĐỌC

30/01/2024

ĐỘT QUỴ là nguyên nhân dẫn đến nhiều cái chết thương tâm và chúng ta đã không nhận thấy vài DẤU HIỆU trước đó. Các nhà nghiên cứu vừa tìm ra triệu chứng để nhận biết được triệu chứng đột quỵ, đó là biểu hiện của LƯỠI . Trong bữa tiệc nướng, một phụ nữ […]

11 THÓI QUEN ÂM THẦM BÀO MÒN SỨC KHỎE MÀ BẠN KHÔNG HAY BIẾT

11 THÓI QUEN ÂM THẦM BÀO MÒN SỨC KHỎE MÀ BẠN KHÔNG HAY BIẾT

17/01/2024

11 THÓI QUEN ÂM THẦM BÀO MÒN SỨC KHỎE MÀ BẠN KHÔNG HAY BIẾT 1. Đặt ví tiền vào túi quần phía sau Chỉ cần ngồi lên trên chiếc ví trong 15 phút đã ảnh hưởng đến cột sống, khiến dây chằng cột sống bắt đầu thay đổi. Còn nếu hành động này diễn ra […]